Một số người quan tâm đến việc sơn cửa sắt để có thể tự tay sơn nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc… Sau đây là hướng dẫn từ chuyên gia của Cơ khí Huỳnh Gia giúp bạn hiểu rõ về quy trình cách sơn cửa sắt cũ – rỉ sét hoặc cửa mới, để bạn có một cửa sắt bền, đẹp như ý muốn.

Đối với cửa sắt cũ và rỉ sét

Cửa sắt có ưu điểm là có thể tân trang lại nhiều lần, thay đổi màu sắc cửa theo ý thích. Tuy nhiên, trước khi tân trang lại bằng cách sơn phết, ta cần nhận dạng mức độ rỉ sét của cửa để có phương pháp sơn đúng, giữ gìn chất lượng cửa được lâu bền hơn.

hướng dẫn sơn cửa sắt cũ và rỉ sét

Nhận dạng mức độ rỉ sét, hư hại của cửa sắt.

Có 3 mức độ để phân biệt một cửa sắt bị rỉ sét:

  • Rỉ nhẹ: Cửa có một vài hay nhiều mảng sơn bị bong ra, có xuất hiện một ít rỉ sét dạng hạt li ti, khi chà xát lên có thể khiến chúng bay mất.
  • Rỉ trung bình: Xuất hiện tình trạng phía trên nhưng mức độ nhiều và dày đặt. Ngoài ra, còn có sự oxy hoá (rỉ sét) trên bề mặt của kim loại. Các rỉ sét này được thấy theo từng mảng màu nâu hoặc đen, khi dùng tay có thể bóp vụn ra.
  • Cửa sắt rỉ nặng: Xuất hiện rỉ sét ở dạng ăn mòn thành các lõm khoét sâu trên bề mặt kim loại. Diện tích bề mặt hầu như đều xuất hiện rỉ sét ở nhiều mức độ.

Có thể bạn chưa biết: Cửa inox được ưa chuộng vì ít rỉ sét

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Cọ sơn, cọ lăn hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp
  • Giấy nhám hoặc bàn chải sắt
  • Quạt hoặc chổi phủi bụi.
  • Vải/ khăn khô
  • Xăng hoặc dung môi
  • Sơn kim loại (nên dùng sơn mạ kẽm)

Các bước thực hiện

Bước 1: Làm sạch bề mặt bị rỉ sét

cổng sắt bị rỉ sét nặng

Dựa vào mức độ rỉ sét để chọn dụng cụ làm sạch bề mặt. Nếu như cửa sắt của bạn ở tình trạng nhẹ hoặc trung bình, bạn cần dùng giấy nhám hoặc bàn chải sắt để để chùi những mảng bị rỉ sét và lớp sơn bong tróc. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến các bề mặt kim loại chưa bị oxy hoá.

Nếu như mức độ rỉ sét quá trầm trọng, có thể hàn đắp vào những phần bị lõm do rỉ sét ăn sâu. Việc này giúp bề mặt được phẳng trở lại, lớp sơn mới sẽ được thẫm mỹ hơn.

Sau bước làm sạch này, dùng chổi phủi hết bụi và cần rửa qua cửa sắt để chắc chắn bề mặt không còn bám bụi hay dầu mỡ. Đối với các vết bẩn khó xoá, bạn có thể dùng xăng hoặc dung môi để lau chùi.

Sau đó, để cho cửa sắt được khô ráo.

Bước 2: Sơn lót

Đây là bước quan trọng. Lớp sơn lót này đóng vai trò chống rỉ sét và tạo độ bám dính lâu dài cho lớp sơn phủ tiếp theo. Nó còn giúp kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn chính.

Dùng cọ sơn quét đều lên bề mặt kim loại. Sơn đều tay và phủ toàn bộ bề mặt để tạo độ phẳng mịn. Sau đó để lớp sơn lót khô đi.

Lưu ý: Có những loại sơn cao cấp chuyên dụng không cần phải sơn lót

Bước 3: Sơn phủ

Đây là lớp sơn thứ hai và là lớp sơn quyết định cho cửa sắt của bạn. Dùng cọ sơn quét đều một lớp lên trên lớp sơn lót ban đầu. Có thể dùng cọ lăn đối với bề mặt kim loại có diện tích rộng hoặc máy phun sơn chuyên dụng. Dụng cụ máy sơn giúp sơn có độ dày đều hơn, mịn hơn, ít tốn nhân công và thời gian hơn.

Thông thường, đối với các loại sơn chất lượng cao, bạn chỉ cần sơn phủ một lớp mà không cần dặm thêm bất kì lớp nào khác nữa. Tuy nhiên, nếu cần phải sơn thêm, chỉ cần một lớp mỏng để cửa sắt trông đều màu và thẫm mĩ hơn.

Cửa cổng Mỹ thuật CMT1101
Sắt mỹ thuật Huỳnh Gia An

Hướng dẫn quy trình sơn cửa sắt mới hoàn toàn

Đối với cửa sắt mới hoàn toàn, bạn sẽ có lợi thế hơn về thời gian cũng như giảm độ khó khi sơn hơn so với cửa cũ.

quy trình sơn cửa sắt mới

Dụng cụ cần chuẩn bị chuyên nghiệp

  • Cọ sơn, cọ lăn hoặc máy phun sơn chuyên nghiệp
  • Quạt hoặc chổi phủi bụi.
  • Sơn

Các bước thực hiện sơn cửa mới

Bước 1: Làm sạch bụi

Tuy không cần bước làm sạch rỉ sét như cửa sắt cũ, nhưng bạn cũng cần đảm bảo bề mặt kim loại được khô ráo và sạch bụi bẩn bằng chổi quét hoặc thổi bằng quạt.

Bước 2: Sơn lót

Giống như cách làm đối với cửa sắt cũ. Lưu ý chọn loại sơn lót chống rỉ sét để gia tăng tuổi thọ cho kim loại.

cách sơn phủ

Bước 3: Sơn phủ

Sau khi để cửa khô, sơn phủ 1 lớp tương tự như quy trình sơn cửa sắt cũ. Lưu ý chọn loại sơn chất lượng để đảm bảo khả năng chống rỉ sét trong điều kiện khí hậu thất thường và đỡ tốn công sơn đi sơn lại nhiều lần.

Mời tham khảo video sơn cửa sắt mỹ thuật chuyên nghiệp từ Paint Life TV

Những lưu ý khi sơn cửa sắt

Thời điểm tốt nhất để sơn cửa sắt: Vì sơn cần có thời gian để khô nên lựa chọn sơn cửa sắt vào những ngày khô ráo, nhiều nắng để quá trình sơn được nhanh chóng và thuận lợi.

Sử dụng chất liệu sắt đảm bảo chất lượng: Dùng chất liệu cửa tốt giúp tuổi thọ của cửa được gia tăng rất nhiều. Vì lớp sơn chỉ giúp ngăn chặn oxy hoá từ bên ngoài, chất liệu sắt tốt, đảm bảo sẽ giúp cửa bền lâu hơn từ bên trong.

những lưu ý khi sơn cửa sắt

Lựa chọn loại sơn phù hợp: Để sơn phát huy hết tác dụng, cần lựa chọn sơn phù hợp với môi trường, điều kiện thời tiết và tình trạng rỉ sét của cửa sắt (sơn chống rỉ, sơn mạ kẽm…)

An toàn khi sơn: Cần đeo khẩu trang và mang kính bảo hộ nhằm bảo vệ mắt và tránh hít phải bụi do rỉ sét và lớp sơn cũ bị bong tróc ra. Trong quá trình sơn, nếu có sử dụng xăng và chất dung môi, cần hết sức cẩn thận về cháy nổ cũng như an toàn sức khoẻ.

Vệ sinh: Cần lót giấy báo, bạt nilong bên dưới cửa sắt trước khi sơn để tránh vương vãi sơn xuống nền nhà, nền sân gây mất thẫm mỹ.

Hy vọng với bài viết trên từ đội ngũ kỹ sư của Cơ khí Huỳnh Gia An giúp quý khách hiểu được quy trình và cách sơn cửa sắt bài bản nhất. Nếu cần thi công cửa sắt, cầu thang, lan can – ban công … hay đơn giản chỉ muốn tìm đơn vị thi công sơn mỹ thuật uy tín. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay Hotline của chúng tôi trên màn hình nhé!

Theo: Huỳnh Nam – Huỳnh Gia An

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.